3 nghi lễ quan trọng không thể thiếu khi đám cưới

  16/07/2017

3 nghi lễ quan trọng không thể thiếu khi đám cưới

3 nghi lễ quan trọng không thể thiếu khi đám cưới
 

Trong một đám cưới bao giờ cũng có đủ 3 nghi thức theo trình tự: Ăn hỏi, đám cưới và lễ lại mặt.
Để chuẩn bị cho một kế hoạch cưới hoàn hảo cô dâu chú rể phải thật cẩn thận từ những quy trình hành lễ ra sao, để phù hợp với văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.
Dưới đây là 3 nghi lễ quan trọng nhất cho một đám cưới hoàn hảo:

Lễ ăn hỏi:

- Lễ ăn hỏi có ý nghĩa như thế nào?
Ăn hỏi là một nghi lễ đính hôn vô cùng quan trọng của người Việt, bởi đây là sự thông báo chính thức cho họ hàng biết về việc lấy vợ gả chồng của gia đình hai họ.
Công việc chính của một lễ ăn hỏi:
Ở miền Bắc: Nhà trai cần chuẩn bị đầy đủ tráp ăn hỏi theo số lẻ, có thể là 5 tráp, 7 tráp hay 9 tráp.
Ở miền Nam: số lượng tráp ăn hỏi ngược lại, gia đình nhà trai phải chuẩn bị tráp ăn hỏi theo số chẵn.

Bài viết hay :
>> dịch vụ cưới hỏi trọn gói | cho thuê nhà bạt đám cưới.
>> cho thuê bàn ghế đám cưới 
ĐỘI BÊ TRÁP ĂN HỎI.

Ai là người quyết định số lượng tráp ăn hỏi?
Cả hai miền Nam – Bắc nhà gái đều có quyền quyết định số lượng lễ là bao nhiêu, các lễ vật là gì. Thông thường tráp ăn hỏi không thể thiếu các loại sau: Tráp cau, tráp rượu thuốc, tráp chè, tráp mứt sen…
Nhà gái phải chuẩn bị trang trí phông, nhà rạp, bàn ghế, chuẩn bị trà nước, bánh kẹo để đón tiếp khách nhà trai. Chuẩn bị đội bê tráp nữ đồng đều để đỡ lễ cho đội nhà trai.
 

Lễ đón dâu:

Nghi lễ đón dâu là nghi lễ thông báo chính thức tới gia đình hai bên về việc đón cô đâu mới về nhà, đây là nghi lễ quan trọng nhất trong ba nghi lễ.

Để nghi lễ diễn ra theo đúng phong tục truyền thống, hai gia đình nên làm những gì?
-          Theo đúng ngày giờ đã xem, chú rể đi xe hoa tới rước nàng về dinh, cùng với bố mẹ và họ hàng cô dì chú bác tới xin dâu.
-          Cô dâu sẽ diện trên người một bộ váy cưới lộng lẫy đón tiếp gia đình nhà chồng.
-          Nhà trai cử đại diện phụ huynh quan trọng nhất sắm cơi trầu, quả cau để vào nhà gái xin dâu trước, khi thủ tục xin dâu đã xong mới đến nghi thức đón dâu.
-          Sau khi được sự đồng ý của họ nhà gái, đôi vợ chồng trẻ cùng nhau vào làm lễ gia tiên, thắp hương trên bàn thờ tổ tiên để trình báo với các cụ về việc thành hôn của cô dâu chú rể.
-          Ngược lại về tới nhà trai, cô dâu cũng tiếp tục làm lễ gia tiên và thắp hương để coi như đã chính thức trở thành dâu con gia đình chồng.

Lễ lại mặt:

Lại mặt là như thế nào?
Nghi lễ này chính là việc đưa cô dâu về nhà mẹ đẻ thăm hỏi gia đình, và đây cũng để nhắc nhở đên cặp vợ chồng trẻ phải tận tâm báo hiếu với cả gia đình nhà gái, bố mẹ nào cũng vẫn mãi là bố mẹ của cả hai.

Nghi lễ này như thế nào:

-          Sau lễ đón dâu kết thúc, ngày hôm sau nhà chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ để cô dâu chú rể mang tới nhà gái và làm lễ chào hỏi, đây chính là lễ lại mặt.
-          Trước kia một lễ lại mặt cần có đủ cau trầu, xôi, thịt để mang về thắp hương trên bàn thờ tổ tiên nhà gái, nhưng hiện nay gia đình không phải mất nhiều thời gian vào việc đó mà chỉ cần chuẩn bị ít kẹo, rượu và thuốc lá cho đôi vợ chồng mang về.

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả